• Loài mối - thông tin đầy đủ nhất về loài mối

    https://dietcontrungtphcm.net/loai-moi-thong-tin-day-du-nhat-ve-loai-moi/

    Loài mối có tên khoa học là Isoptera. Thuộc nhóm côn trùng, có họ hàng gần với loài gián, có tập tính sống theo đàn. Đôi khi người ta gọi mối là kiến trắng nhưng trong thực tế chúng không có họ hàng gì với kiến, thậm chí 2 loài còn tấn công lẫn nhau. Mối từng được phân loại riêng là bộ Cánh bằng. Tuy nhiên, dựa trên ADN người ta nghiêng về giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, cho rằng mối có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài gián ăn gỗ.

    Gần đây một số tác giả đề xuất là mối nên được phân loại như là một họ duy nhất, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên phần lớn những nhà nghiên cứu vẫn coi mối là nhóm có tên khoa học là Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loài nội bộ của mối.

    loài mối

    Loài mối

    SINH SẢN CỦA LOÀI MỐI

    Vào đầu tháng 5 hay 6, mối cánh dài từ trong tổ bay ra. Sau đó thì rụng cánh và bò tìm mối cái để giao phối. Gặp điều kiện thích hợp thì chui vào tổ để sinh sản. Mối đực chuyên giao phối, còn mối hậu (mối chúa) là mối cái chuyên đẻ trứng. Chúng là nền để tổ mối mới sinh sôi nhiều hơn. Sau khi làm tổ được 10 ngày thì mối đẻ trứng. Một tháng sau thì ấu trùng được sinh ra. Trong 2 tháng, qua vài lần lột xác chúng lớn lên thành mối thợ và mối lính.

    TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA MỐI

    Mối chúa (mối hậu)

    Đầu nhỏ, nhưng bụng thì căng tròn to, cỡ ngón tay cái, có thể dài 12-15cm. Chúng có bộ phận sinh dục rất phát triển.  Tuổi thọ trung bình của chúng có thể tới 10 năm. Lúc đầu đẻ ít nhưng sau 4-5 năm khi bộ phận sinh dục trưởng thành, chúng có thể sinh 8000-10000 trứng/ ngày.

    diệt mối quận 12

    Mối chúa là một cỗ máy sinh sản

    Xem thêm: Mối chúa là gì? Những công dụng bí ẩn có thể bạn chưa biết

    Mối thợ

    Chúng có cơ thể nhỏ, các chi thì phát triển, chiếm số đông trong một tổ mối, từ 70-80%. Chúng gánh vác mọi công việc trong tổ như xây tổ, chuyển trứng, hút nước, làm đường, nuôi mối non,…Mối thợ dùng đồ ăn và bùn cho dính vào nhau để xây tổ. Tổ mối có tổ chính và tổ phụ. Ở châu Phi, có loài mối xây dựng tổ trên mặt đất thành gò cao đến 10m và rất vững chãi giống như một pháo đài của riêng chúng.

    mối thợ

    Mối thợ chiếm số lượng lớn trong đàn

    Mối lính

    Chúng được phân hóa từ mối thợ, số lượng không nhiều. Nhiệm vụ chủ yếu là canh gác và tấn công. Cặp hàm trên của chúng rất phát triển. Có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi tấn công có thể phun chất dịch làm tê liệt đối phương. Giác quan 2 bên miệng của chúng khá đặc biệt, mất đi khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

    mối lính

    Mối lính với cặp càng chắc khỏe

    Mối cánh

    Mối cánh là mối sinh sản có cánh tách ra khỏi đàn và lập nên đàn mới. Mối đực và mối cái bắt cặp với nhau, tìm một điều kiện thích hợp để giao phối. Chúng hay bị nhầm lẫn với loài kiến cánh.

    mối cánh

    Mối cánh thường tách đàn để bay đến nơi khác

    THỨC ĂN CỦA LOÀI MỐI

    Thức ăn của mối chủ yếu là chất xenlulo trong gỗ. Mối thợ có giác quan 2 bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng chắc chắn. Xenlulo là chất khó tiêu hóa nhưng trong đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra chất dung môi có thể phân giải được xenlulo thành đường.

    TÁC HẠI CỦA LOÀI MỐI

    Mối là loài côn trùng có hại cho các công trình xây dựng, các vật dụng bằng gỗ. Khả năng ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê chắn, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí phá hủy nhiều tài liệu tập sách quý giá…

    Do lối sống bầy đàn với số lượng cá thể cực lớn. Để ngăn chặn lại tác hại của mối, không thể chỉ tiêu diệt từng cá thể đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý phòng chống sự xâm nhập của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để diệt tận gốc cả hệ thống tổ mối, với mục tiêu quan trọng là phải diệt được mối chúa.

    Có thể phát hiện tổ của loài mối “gỗ khô” một cách đơn giản. Thông qua hoạt động đục gỗ thành các đường dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi trú ngụ. Do tổ mối của loài này hình thành từ những hạt phân đùn lên ra ngoài như hạt cát nên chúng còn được gọi là mối cát. Để tiêu diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối phun trực tiếp vào tổ.

    Những loài mối khác trong công trình, trong đó có loài mối nhà. Tổ của chúng phần nhiều nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panel. Tổ phụ thường xuất hiện ở góc tường, trần nhà,… Để tiêu diệt tổ mối, người ta thường dùng phương pháp hóa học hay sinh học. Phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm chất độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tận gốc cả tổ mối và mối chúa.

    Nhân viên đang phun thuốc

    Loài mối rất gây hại nên ta phải tiêu diệt tận gốc chúng

    Dịch vụ diệt mối Uy Tín – Chuyên Nghiệp Tại TPHCM

    CÁC DẤU HIỆU CỦA MỐI

    Các đường mui trên tường – Mối đất xây các đường mui để trú ẩn bằng bùn, đất và bụi bẩn để di chuyển nguồn thức ăn mà không bị phát hiện. Các đường này có kích thước cỡ bằng đồng tiền. Thường xuất hiện trên tường bên ngoài và bên trong dẫn vào nhà.

    đường mui trên tường

    Sự xuất hiện mối dự bị (mối cánh) hoặc mối rụng cánh – Dấu hiệu của việc mối xâm nhập đầu tiên mà mọi người thường phát hiện là sự xuất hiện của mối cánh. Dấu hiệu khác thường gặp là các cánh mối rụng trên sàn nhà hoặc những nơi có nguồn sáng. Mặc dù mối có thể mau chóng biến mất sau khi tìm được bạn tình của mình. Việc phát hiện cánh mối là dấu hiệu chắc chắn của việc mối lập đàn ở trong nhà.

    Các kết cấu gỗ bị ăn rỗng ruột và lớp mặt gỗ mỏng như giấy – Mối thường ăn gỗ từ phía trong ra ngoài, để lại một lớp gỗ bề mặt hay lớp sơn mỏng. Vì vậy khi bạn gõ vào khu vực bị mối ăn, nó sẽ phát ra âm thanh rỗng hoặc tiếng như giấy. Do các phần (hay toàn bộ) của gỗ đã bị mối ăn mất.

    gỗ bị mối tấn công

    Cửa ra vào hoặc cửa sổ khó mở – mối ăn gỗ và thải ra phân của chúng để tạo môi trường bảo vệ ngăn hơi nóng và độ ẩm. Vì vậy làm cho gỗ phồng lên, làm cho chúng khó mở hay đóng lại.

    Khoảng rỗng trong gỗ – Còn được gọi là các đường hầm của mối, hơi khó thấy từ bên ngoài.

    Phân mối. – Sau khi ăn, mối ăn gỗ khô thường để lại các ụ phân có màu nâu và như hạt cát. Các viên phân thường nằm phía dưới nơi gỗ bị phá hại.

    phân mối

    MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA MỐI

    Mối sống ở các châu lục trên thế giới. Chủ yếu sống ở nơi có khi hậu ôn đới, cận nhiệt đới và những nơi có khí hậu ấm áp.

    Mối sinh sản và sống nhiều ở các vùng đất ẩm thấp và dọc theo bờ biển. Một số loài mối ở Bắc Mỹ đã thích nghi được với nhiệt độ lạnh hơn. Cho phép chúng mở rộng phạm vi hoạt động tới các ngôi nhà và cánh rừng về phía bắc.

    Loài mối sử dụng rất nhiều cách thức khác nhau để có thể tồn tại thích nghi và gia tăng dân số của mình. Chúng sinh sống và phát triển ở nhiều lục địa với đa dạng giống loài:

    Châu Âu có 10 loài mối. Bắc Mỹ có hơn 50 loài mối. Phổ biến nhất là:

    • Mối đất: gây thiệt hại khoảng 75 đến 80% về kinh tế
    • Mối gỗ khô: gây thiệt hại 20 đến 25% về kinh tế
    • Mối gỗ ấm: gây thiệt hại 0 đến 5% về kinh tế

    Châu Phi có tới hơn 1.000 loài mối

    VÒNG ĐỜI CỦA LOÀI MỐI

    vòng đời của mối

    • Giai đoạn 1: Trứng mối được sinh ra từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn.
    • Giai đoạn 2: Trứng mối sau 1 thời gian sẽ phát triển thành ấu trùng
    • Giai đoạn 3: Sau một vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con
    • Giai đoạn 4: Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển thành mối trưởng thành
    • Giai đoạn 5: Lúc này mối trưởng thành có thể phát triển thành 1 trong 3 loại là mối chúa, mối thợ, mối lính.

    Với những tổ vừa mới được hình thành, nhộng con của lứa đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần dần xuất hiện ngẫu nhiên ở các lứa tiếp theo.

    Xem thêm: Cách diệt trừ mối tận gốc tại nhà hiệu quả nhất


  • Commentaires

    Aucun commentaire pour le moment

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Ajouter un commentaire

    Nom / Pseudo :

    E-mail (facultatif) :

    Site Web (facultatif) :

    Commentaire :